Đam mỹ không có tốt hay xấu

**Mọi hình ảnh trong bài này chỉ là để minh họa ~^^~ tăng sự sinh động cho bài viết 🙂

Mình không có ý gây war giữa các phim đam, cũng như không muốn war giữa đam với ngôn nên xin các bạn cmt lịch sự một chút, tuyệt đối không khuyến khích các cmt gây war, khôn khuyến khích thành phần ‘sửu nhi’ xem phim theo phong trào rồi nói này nói nọ, không chào đón những thành phần là fan only (kiểu như chỉ xem có mỗi phim Thượng Ẩn rồi tự nhận mình là hủ rồi chê các phim đam khác không hay bằng Thượng Ẩn). Tuyệt đối những thành phần kì thị LBGT hay boylove – đam mỹ, xin mời click back!

Ngoài những điều trên thì các bạn cứ thoải mái cmt nêu ý kiến cá nhân một cách lịch sự, nếu có ai đồng quan điểm thì mình rất vui :))

Sau khi Băng đọc xong cái bài viết trên kenh14: http://kenh14.vn/tot-va-xau-cua-con-bao-dam-my-chuyen-the-dang-manh-dan-o-xu-trung-20160702231154375.chn thì Băng có một chút không hài lòng và muốn phản bác về một số điều nêu trong bài viết đó

Những phần viết về việc ‘Thu hút khán giả mới’ hay ‘Nhất tiễn song tiêu’ thì không có gì để bàn cãi. Băng muốn nói đến đó là:

Chất lượng phim không cao (=.=)

Dùng tình yêu đồng tính nam làm đề tài tuy tạo ra cảm giác mới mẻ nhất thời, nhưng về lâu dài, có thể nhận ra rằng nội dung các phim đam mỹ chuyển thể đều khá đơn điệu. Hiện nay, phần lớn những bộ phim được yêu thích như: Tựa Như Tình Yêu, Thượng Ẩn, Chỉ Vì Gặp Cậu… đều chọn bối cảnh chính là trường học. Phim lấy đề tài học đường tương đối gần gũi, dễ làm, ít tốn kinh phí trang phục, đạo cụ nhưng cũng rất dễ trùng lặp, nhàm chán. (Trích trong bài viết)

Ờ phải rồi, đa số phim đều lấy bối cảnh học đường, về tình yêu nam nam như Like love, Thượng Ẩn,… Nhưng tất cả phim đó đều là những phim đầu, tiên phong cho loại phim đam mỹ này. Và tất nhiên thời kì đầu thì không có nhiều người tin rằng nếu làm phim về thể loại này sẽ thành công, chính vì vậy mà kinh phí cho phim cũng không nhiều, cho nên làm phim về học đường cho nó tiết kiệm kinh phí. Nhưng… tất cả những phim đó chỉ là phim tiên phong!

Sau khi nhìn thấy được sự thành công lớn của thể loại phim này thì các nhà đầu tư cũng đã suy  nghĩ thoáng hơn về thể loại đam mỹ này. Điều rõ ràng nhất cho thấy là các nhà làm phim đã hướng đến các nội dung mới, không lấy bối cảnh trường học như trước đây nữa.

Điển hình là: Nghịch tập, Bất khả khán lực, Số 10 phố Yên Đại  Tà,… các nhà làm phim đã chọn bối cảnh là về công ty, kinh doanh,… Đặc biệt họ còn lấy bối cảnh thời cổ trang cho dòng phim này như bộ Thức nhữ bất đinh, hay Nam hoàng hậu Hàn Tử Cao,…

Tốt và xấu của cơn bão đam mỹ chuyển thế đang mạnh dần ở xứ Trung - Ảnh 1.

Có thể thấy phim đam mỹ không chỉ có nội dung về trường học, mà còn có rất nhiều nội dung khác, rất đa dạng, chỉ cần có kinh phí thì muốn phim có bối cảnh nào cũng được cả =.=

Bên cạnh đó, những phim chọn bối cảnh xã hội lại khá sơ sài khi mô tả công việc và cuộc sống của các nhân vật chính như một người trưởng thành, mà chỉ tập trung vào các mối quan hệ tình yêu lằng nhằng.

Để tiết kiệm chi phí sản xuất, các nhà làm phim chọn những tác phẩm đơn giản, giới hạn dự án ở quy mô nhỏ, đặt mục tiêu vào lợi nhuận hơn là làm ra một bộ phim hay. Trong giới đam mỹ vẫn có những tiểu thuyết thiên hướng chính kịch, kết cấu chặt chẽ, nội dung xuất sắc. Tiếc thay chúng lại ít cơ hội được để mắt đến hơn những tác phẩm “thường thường bậc trung”. (trích từ bài)

 Tập trung vào cuộc sống của các nhân vật chính, đúng nhưng do thời lượng phim không nhiều, thường phim đam Trung chỉ khoảng 12 đến 18 tập phim, 1 tập cũng chỉ hơn 20 phút cho nên phim thường phải chú trọng vào các nhân vật chính. Nếu nói lang mang về các vấn đề khác sẽ dễ gây nhàm chán. Còn nếu muốn phim có nội dung rộng hơn.. thì các người đầu tư và phim nhiều một chút, tổng cục bớt cắt và bớt khó khăn với đam mỹ một chút thì tất thảy đam mỹ sẽ là một phim phù hợp với chúng hủ nữ và đầy tính nghệ thuật thôi!

 Mặc dù cực kì nổi tiếng với vai trò một trong những cây bút tiên phong trong trào lư đam mỹ, nhưng các tác phẩm của Lam Lâm (tác giả Song Trình) bị đánh giá là thiếu đầu tư về bối cảnh xã hội, tình tiết đơn giản, sướt mướt. Một số nhà văn có bút lực khác, lại phải chọn thể loại đa dạng hơn làm đất dụng võ: Hải Yến sửa đổi nội dung để Lang Gia Bảng nghiêng về tuyến tình cảm nam nữ; Ni La – biên kịch của Vô Tâm Pháp Sư – vốn là một tác giả nổi tiếng với tiểu thuyết đam mỹ về thời kỳ dân quốc / kháng Nhật… (trích từ bài viết)

Về phần này thì Băng không có ý kiến, chủ yếu dựa vào sở thích của người đọc và đánh giá của khán giả thôi~

Có thể nói, những phim đam mỹ chuyển thể hiện nay đều theo xu hướng “mỳ ăn liền”: dễ sản xuất, dễ xem, dễ yêu thích và cũng rất… dễ quên. Ngoại trừ xuất hiện thêm yếu tố bị xã hội ngăn cấm, nhân vật hoang mang khi nhận ra tình cảm của mình, thì nếu thay một cặp đôi nam – nữ vào vai chính, câu chuyện sẽ ngay lập tức trở nên bình thường, thậm chí nhàm chán. (trích từ bài viết)

Về vấn đề này thì đúng những một phần cũng do kinh phí không có, nhưng thật ra thì tùy quan điểm của họ về bộ phim thôi. Đối với mình, Like love đã để lại cho mình một ấn tượng rất sâu sắc, cho đến bây giờ mình vẫn còn nhớ rất rõ những chi tiết trong phim. Mình vẫn nhớ và cảm nhận rất rõ tình yêu của Mạch Đinh và An Tử Yến dành cho nhau. Cho nên nói dễ thích dễ quên, điều này quá phiến diện. Điều này tùy thuộc vào quan điểm mỗi người.

Có người nói Thượng Ẩn là một thời thanh xuân không thể nào quên được nhưng có người lại nói Like love mới là tác phẩm một thời thanh xuân không thể quên được. Cho nên việc này là dựa vào suy nghĩ mỗi người

Tình tiết vô lý

Hủ nữ thường tuyên bố về tình yêu đồng tính rằng: đã là tình yêu thì không có giới hạn, không có quy luật… Tuy nhiên, dường như trong thế giới đam mỹ, không chỉ tình yêu, mà cả quy luật xã hội, chuẩn mực đạo đức đều có thể bị phớt lờ! (trích từ bài viết)

Ờ vậy lun ak =.=

Tốt và xấu của cơn bão đam mỹ chuyển thế đang mạnh dần ở xứ Trung - Ảnh 13.

Nhân vật soái ca trong tiểu thuyết đam mỹ hay ngôn tình đều có đặc điểm chung là giàu có và bá đạo. Nếu như ngôn tình chuyển thể bị xét duyệt và chỉnh sửa cẩn thận mới phát sóng trên truyền hình, thì phim đam mỹ phát hành trên mạng tương đối dễ dãi với hành vi của vai chính.

Người xem thậm chí ủng hộ bất chấp đúng sai. Bạo lực, vũ phu, cưỡng bức, bất chấp thủ đoạn, vung tiền như rác… họ chẳng khác gì mẫu nhân vật phản diện điển hình nay lại được nâng cấp thành nam chính. Nhìn vào hình tượng nhân vật như thế này, người bình thường đều cảm thấy khó mà tin được một câu chuyện như thế này lại được dựng thành phim? Liệu nó sẽ làm chuẩn mực đạo đức của người xem đến mức nào? (trích từ bài)

Thì đúng nó là như vậy! Ngôn tình cũng có những tổng tài bá đạo, độc ác, bạo lực, bạo hành nữ chính, những tình tiết cẩu huyết cũng có đầy ra thế thôi! Nhưng bởi vì những tác phẩn ngôn tình này được chiếu trên TV nên tổng cục cho xét duyệt chỉnh sửa rất hợp lí. Còn phim đam thì sao? Chỉ được chiếu trên mạng, tổng cục có xem trọng không? Không, tổng cục chỉ lo cắt phim, xóa phim mà thôi =.=!

Tốt và xấu của cơn bão đam mỹ chuyển thế đang mạnh dần ở xứ Trung - Ảnh 14.

Lục Phong (Song Trình), Tạ Viêm (Bất Khả Kháng Lực) đôi lúc có những hành vi chẳng khác gì vai ác Thế giới mà họ sống đen tối đến mức… hư cấu: Chỉ cần có tiền có quyền thì việc gì cũng xong; quan hệ tình dục bừa bãi, loạn luân; bá đạo tổng tài trong nháy mắt vung mấy trăm nghìn NDT, muốn bắt người cũng chẳng cần xin phép tòa án mà trực tiếp sai khiến cảnh sát… (trích trong bài)

Băng chưa xem Song Trình nên không biết Lục Phong thế nào, nhưng nói thật Tạ Viêm có những lúc hành vi chẳng khác gì vai ác ư? Xin lỗi người viết bài này có thể liệt kê cho tôi xem nào! Hành động đánh bọn côn đồ hả? hay cố tình làm tổn thương Thư Niệm? Xin lỗi những việc làm đó các nam chính thường làm lắm =.= kể cá đam mỹ hay ngôn tình. Và những tình tiết đó được gọi là ‘ngược’. Còn các vị muốn tôi định hình về vai ác phải là như thế nào thì tôi định hình cho các vị xem: Vai ác phải luôn rắp tâm hãm hại nam/nữ chính, và tất nhiên trong đam mỹ có bao giờ thằng công nó muốn thằng thụ của nó chết chưa, có bao giờ hãm hại thụ của nó chưa?

Thế giới họ sống đen tối đến mức hư cấu, nói thật cái thế giới đen tối này trong đam mỹ hay ngôn tình nó cũng như nhau cả thôi. Điều duy nhất mà Băng muốn nói đó chính là kinh phí và sự đầu tư. Nếu tổng cục xem ngôn tình và đam mỹ ngang hàng nhau, chăm chút đam mỹ như ngôn tình thì những tình tiết hư cấu và vô lý này cũng sẽ được mấy ông cắt xén sửa đổi sao cho thành có lí thôi !~

Nhưng tất nhiên thì mình vẫn thấy sự logic và hợp lí trong một số phim chưa cao lắm (ở đây mình không chê mà chỉ nêu lên thôi). Như trong Bất khả kháng lực, Tạ Viêm mặc dù biết Thư Niệm đã về Trung Quốc nhưng mình méo hiểu làm cách nào mà ổng biết chỗ Thư Niệm đang ở thế? (mặc dù tình tiết này không quan trọng nhưng nó cũng cần sự logic chứ, còn nếu nói tình tiết này không cần mà người xem cũng có thể tự hiểu là do Tạ Viêm có thế lực nên tìm chỗ Thư Niệm ở cũng dễ thôi, phải đúng là như vậy nhưng trong một phim mà nhiều tình tiết ‘khán giả tự hiểu’ quá cũng đâu có được!

Còn về chuyện quan hệ tình dục bừa bãi thì cũng chưa chắc à nha, đúng là một số phim có nhiều cảnh H thật nhưng tất cả đều không bừa bãi nhá. Điển hình như Like love hay Nghịch tập, nhiều cảnh nóng nhưng mà cũng chỉ có mỗi 2 nhân vật chính quan hệ với nhau thôi, vậy có được xem là bừa bãi không? (Nếu có vậy thì chắc vợ chồng have sex với nhau hằng ngày chắc cũng được xem là bửa bãi nhỉ :)) ) Còn về loạn luân thì chỉ thường đều là tác phẩm do fan viết, chứ những tác giả nổi tiếng thường không viết về thể loại này, và cái thể loại này nó cũng chưa được chuyển thể thành phim. Còn cái kiểu tổng tài bá vung tiền như giấy, muốn bắt người không cần xin phép thì mình không bàn về vấn đề này vì đây là về quan điểm mỗi người về pháp luật nên tùy thôi (đối với mình thì những tình tiết đó mình không để ý vì vốn nó cũng không quan trọng, dù là phim đam hay phim bình thường thì cũng chỉ là phim thôi, mà phim thì chả có gì là thực tế 100% cả, quan trọng là người xem phải hiểu được vấn đề đó chứ đừng điên cuồng mà tin vào phim đó, nhưng nếu bạn vẫn biết phân biệt giữa phim và thực tế thì cho dù xem lỡ gặp phải những tình tiết vô lý như trên thì cũng chả sao, chủ yếu xem để giải trí mà)

Ngoài ra, một tình trạng khá phổ biến trong phim đam mỹ chính là xem thường phái nữ. Để tô đậm tình yêu của các chàng trai, vai nữ thường bị bôi đen vô tội vạ, họ xấu xí hoặc về ngoại hình và tính cách.

Nghiêm trọng hơn, một số nhân vật nam dù biết bản thân có xu hướng đồng tính nhưng vẫn cưới vợ sinh con nhằm che đậy hoặc an ủi người nhà. Sau đó, họ dễ dàng li hôn, bỏ vợ để đi tìm tình yêu đích thực. Đây là hành vi “lừa hôn” – một vấn nạn xã hội mới được chú ý gần đây – khi mà những người đồng tính lừa dối bạn đời để kết hôn, gây tổn hại về vật chất lẫn tinh thần cho người bạn đời lẫn con cái của họ. (trích trong bài)

Thật ra theo Băng thấy các nữ phụ trong đam mỹ nếu là kẻ thứ 3 trong tình yêu của 2 nam chính thì họ cũng chỉ giống như những nữ thứ phản diện trong phim ngôn tình bình thường thôi, cũng có hận thù, âm mưu hãm hại nữ chính thay vì thế thì trong đam, nữ thứ sẽ hãm hại nam thính là thụ thôi

Còn cái phần “nghiêm trọng hơn,… thì mình chưa xem phim hay đọc truyện nào có nội dung như thế nên mình không bàn.

Điều khó chấp nhận nhất chính là trong thế giới đam mỹ, cho dù hai nhân vật nam chính phạm sai lầm hay đối xử tệ với những người khác (đặc biệt là nhân vật nữ) thế nào, chỉ cần họ yêu nhau, mọi sai trái đều được xí xóa! (trích trong bài)

Chưa hẳn vì phần lớn mình cảm thấy họ làm tổn thương nữ chính nhưng cũng có xin lỗi còn gì! Như việc Tạ Viêm tự lấy chai rựu đập vào đầu mình để xin lỗi đấy! Nhưng thật ra thì không phải đam mỹ nào cũng có bánh bèo vô dụng đâu (kể cả truyện) có những hủ nữ là bạn gái của anh công còn gì ^^ ví dụ như Bạch Tiểu Tư trong Like love đấy. Thế nên cũng đừng quơ đũa cả nắm chứ!

Diễn viên dùng nhiều cách đánh lừa thị giác

Dù nói rằng diễn viên phim đam mỹ đều là mỹ nam, tuy nhiên vẻ ngoài được-hủ-nữ-cho-là điển trai của họ rất khó phù hợp với xu hướng thẩm mỹ đại chúng. Hiện tại, các nhà làm phim Trung Quốc đã biết tận dụng các thủ thuật quay phim của Hàn Quốc như bảng phản quang, chỉnh mờ nét ảnh, lợi dụng vài góc quay chủ đạo để các chàng trai xuất hiện với làn da trắng tinh không tì vết.

Nếu để ý kỹ, sẽ nhận thấy những nam diễn viên này hầu hết đều sử dụng kính giãn tròng làm tăng vẻ nữ tính. Những chiêu trò này tuy có thể đánh lừa thị giác, nhưng nếu bước qua một bộ phim khác hay đụng phải một số góc quay bất cẩn sẽ dễ dàng bại lộ khuyết điểm trên gương mặt. (trích trong bài)

Cái này thì cũng do đạo diễn thôi, yêu cầu của nhân vật phải đẹp không tì vết thì phải chọn cảnh quay sắc sảo chứ! Giống như các diễn viên Hàn Quốc, muốn có một gương mặt long lanh trên màn ảnh thì phải cần bao nhiêu chuyên viên trang điểm chuyên nghiệp giúp họ có được một vẻ đẹp tự nhiên trông cứ như không cần son phấn mà vẫn đẹp, nhưng khi để mặt mộc thì chúng ta thấy rõ họ không đẹp như trên màn ảnh. Việc này cốt yếu cũng để làm hài lòng và đáp ứng yêu cầu của khán giả thôi.

Nếu không chọn góc quay để tăng vẻ đẹp của diễn viên thì khi phim ra diễn viên không đẹp như khán giả muốn thì sẽ bị ném đá, kêu la rằng không giống nguyên tác,… Còn khi diễn viên ‘đẹp quá’ thì các người lại bảo ‘đánh lừa thị giác người’

Giờ mấy người muốn các diễn viên sống sao =.=

Còn về việc sử dụng kính áp tròng thì tùy cảm nhận của người xem, mình không bàn! Nếu diễn viên có thực lực thì dùng kính áp tròng hay không thì họ cũng sẽ diễn tốt thôi. Nhưng mình thấy việc sử dụng kính áp tròng có thể do yêu cầu tạo hình nhân vật cần có đôi mắt long lanh,… (mắt người thường, được mấy ai long lanh đâu)

À đúng rồi, mình có thấy mấy bạn fan Thượng Ẩn bảo là Châu mang kính áp tròng do Châu cận (mình không anti Thượng Ẩn). Mấy má ơi, ở đây người ta đang nói việc các diễn viên đeo kính áp tròng có màu (màu khói mờ), giúp tăng độ long lanh của mắt mà khiến cho cảm xúc ở ‘cửa sổ tâm hồn’ bị giảm, chứ không phải kính áp tròng có độ đâu =.=

Việc sử dụng những gương mặt mới (đa phần là người mẫu, hotboy trên mạng xã hội) tuy có thể tiết kiệm kinh phí làm phim và tạo cơ hội cho các diễn viên trẻ, nhưng đồng thời khán giả cũng phải chấp nhận diễn xuất cứng nhắc của họ.

Hủ nữ – đối tượng của dòng phim này – vốn rất dễ dãi và không có yêu cầu cao với diễn viên. Nhưng nếu đổi thành một diễn viên nữ lại là chuyện khác. Hẳn chúng ta cũng không quên cư dân mạng nhiều lần ném đá Trịnh Sảng vì “mặt đơ”, còn Đường Yên cũng bị chỉ trích vì đeo kính giãn tròng khiến đôi mắt vô hồn… (Trích trong bài viết)

Cái phần “việc sử dụng gương mặt mới,…” thì Băng không bàn. Đúng do họ là những gương mặt mới nên diễn xuất chỉ đạt mức OK, chứ để đạt mức xuất sắc cần thêm kinh nghiệm.

Còn cái câu: “Hủ nữ – đối tượng của dòng phim này – vốn rất dễ dãi và không có yêu cầu cao với diễn viên”. Xin lỗi nha, câu này đụng đến lòng tự trọng của Băng rồi đấy ==# Dù là phim hay truyện thì tụi cũng có yêu cầu nha. Tui không cần họ diễn suất xắc như mấy đàn anh đàn chị trong nghề, nhưng tui không chấp nhậm việc họ diễn xuất một cách vô hồn!

Ví dụ như bộ phim Like love, ở phần 1 diễn xuất của cả Khổng Thùy Nam và Hoàng Lễ Cách rất là chán! Khổng Thùy Nam chưa lột tả được cảm xúc nhân vật mà chỉ thể hiện được thần thái và tính cách của An Tử Yến thôi. Nhưng sang p2 thì anh đã tiến bộ hơn, diễn xuất chân thật hơn một chút, khiến khán giả có thể cảm nhận được tình cảm của An Tử Yến dành cho Mạch Đinh. Còn về Hoàng Lễ Cách thì mình thấy diển xuất từ p1 sang p2 cũng có phần tiến bộ. Phần 1 thì Cách diễn bình thường không thu hút, sang phần 2 thì mình thấy Cách chính là Mạch Đinh thật sự.

Về phim Thượng Ẩn,mình xem hết phim rồi, cũng khá thích phim này, rất dễ thương. Nhưng Hứa Ngụy Chân diễn tốt nhưng chưa thể hiện được cảm xúc của Bạch Lạc Nhân còn về Hoàng Cảnh Du thì diễn xuất của anh ấy chưa khiến mình cảm nhận rõ ràng tình yêu của Cố Hải dành cho Lạc Nhân (mình nói về phẩn cảm xúc ấy), chỉ có thể thấy rằng Cố Hải yêu Lạc Nhân qua hành động và lời nói thôi, chứ cảm xúc thì chưa khiến mình cảm nhận được.

 (Mình tính ra cũng đã xem khá nhiều phim đam mỹ và boylove nên tất nhiên những nhận xét trên không phải chỉ là nhận xét bừa. Mình dựa vào cảm xúc của bộ phim đó mang lại cho mình mà đánh giá)

Nếu như trước đây, Hồ Ca dựa vào Lý Tiêu Dao là có thể nổi tiếng trong một đêm, Hoắc Kiến Hoa nhờ vào vai Chung Hiểu Cương mà được biết đến ở nhiều nước châu Á sau đó tấn công sang Đại Lục, Lý Dịch Phong sau Cổ Kiếm Kỳ Đàm đã liên tiếp nhận nam chính trong phim điện ảnh lẫn truyền hình… thì cơ hội đến tiếp sau của các mỹ nam đam mỹ hầu như không có sự đề thăng đáng kể.

Ngay cả sau một bộ phim thành công như Thượng Ẩn, Hứa Ngụy Châu tận dụng cơ hội ra album gặt hái tiêu thụ, còn Hoàng Cảnh Du liên tục tham gia các show truyền hình hoặc thời trang… chứ chưa hề nhận được một cơ hội đáng giá nào trong lĩnh vực phim ảnh. (Trích trong bài viết)

Về việc này thì đúng là như vậy, họ chưa có bước phát triển trong lĩnh vực phim ảnh. Nhưng cũng có vài mỹ nam đam mỹ cũng có bước tiển nhỏ trong lĩnh vực phim ảnh này. Như Khổng Thùy Nam, Vương Thanh, Phùng Kiến Vũ,… những người đó vẫn đang cố gắng thoát khỏi cái bóng An Tử Yến, Trì Sính, Ngô Sở Úy đấy. Bằng chứng cho thấy đó chính là Khổng Thùy Nam tiếp tục tham gia nhiều bộ phim khác, ngoài thể loại đam mỹ anh còn tham những phim thể loại Boygirl, để chứng minh cho mọi người thấy anh không chỉ đóng được mỗi phim đam mà còn đóng được nhiều phim boygirl khác (trong lúc khởi chiếu Like love 2 hay trước đó – mình không nhớ rõ, Khổng Thùy Nam đã tham gia đóng phim boygirl. Và gần đây nhất là anh đang đóng Thiếu nữ toàn phong 2). Còn Vương Thanh và Phùng Kiến Vũ đang tập trung thực hiện một bộ phim điện ảnh. Những điều đó đã cho thấy cũng có những mỹ nam đam mỹ đã có bước tiến dù nhỏ dù lớn trong lĩnh vực này!

(Tui nói rồi, mấy người đừng quơ đũa cả nắm =.=)

Mặc dù đề tài đồng tính không còn xa lạ với giới giải trí Hoa ngữ, nhưng gần 2 thập kỷ trôi qua từ sau thành công của những phim điện ảnh xuất sắc như Xuân Quang Xạ Tiết hay Lam Vũ, thể loại này hầu như không có thêm một tác phẩm đáng chú ý nào.

Hiện nay, dòng phim đam mỹ chuyển thể bởi vì còn khá mới mẻ mà dễ nhận được sự ủng hộ của giới trẻ. Nhưng hy vọng những nhà làm phim hãy tận dụng cơ hội này để cho ra đời những tác phẩm đáng giá, đưa đề tài đồng tính đến gần hơn với công chúng, thay vì giương cao ngọn cờ đam mỹ chỉ với mục đích lợi nhuận như hiện nay. (Trích trong bài viết)

Nói chung thì chỉ cần tổng cục thoải mái một chút với dòng phim này, xem nó cũng như ngôn tình mà quan tâm chăm chút nó một cách đường hoàng thì chắc chắn đam mỹ sẽ có những bộ phim đầy tính nhân văn, nghệ thuật mà tất nhiên vẫn là phim đam mỹ, vẫn có cảnh H, nam nam vẫn yêu nhau, vẫn ngược tâm, nhưng không hư cấu quá và dào dạt cảm xúc…

Muốn có một tác phẩm đáng chú ý thì các người đầu tư nhiều một chút, tôn trọng phim đam mỹ một chút, tổng cục cũng coi trọng nó như mấy phim boygirl đi

Phim này là phim Từ hiện tại đến quá khứ

Mong các bạn mang bài đi nhớ ghi credit :))

Cám ơn đã xem bài viết

2 bình luận về “Đam mỹ không có tốt hay xấu

  1. nói cái này hơi vô duyên nhưng thực sự cảm thấy coi BL Thái có sự đầu tư hơn, cốt truyện cũng hay, nhất là phim SOTUS – phim mà mình cảm thấy hay nhất, phim Bl Trung giờ nhiều thì quá nhiều nhưng chất lượng thì….

    Thích

    1. Tùy suy nghĩ của mỗi người thôi. Phim Thái hay Trung thì cái nào nó cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó cả!

      Thích

Bình luận về bài viết này